Viêm đại tràng mãn tính nguy hiểm không, kiêng ăn gì, cách điều trị


Viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam. Bệnh có thể được cải thiện tốt nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị cũng như chế độ ăn uống thì tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!

1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là một bệnh về đại tràng biểu hiện ở ruột già, kéo dài trong nhiều năm dẫn đến mãn tính và khó chữa khỏi. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, chảy máu. Nếu nặng hơn có thể xung huyết, loét hay áp xe.

Ở nước ta, có tới 20% dân số mắc phải căn bệnh này và ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hai triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh viêm đại tràng giai đoạn mãn tính là đau bụng âm ỉ và rối loạn đại tiện.

Viêm đại tràng ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Viêm đại tràng ngày càng phổ biến ở Việt Nam (Nguồn: ykhoakyhoa.vn)

2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính

Hiện nay, bệnh viêm đại tràng mãn tính được cho rằng có hai nguyên nhân:

Thứ nhất, viêm đại tràng có nguyên do. Đó là do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm nấm gây nên viêm đại tràng cấp nhưng không điều trị dứt điểm khiến bệnh nặng dần. Hoặc có thể do viêm đại tràng chảy máu, do lao, crohn…

Thứ hai, viêm đại tràng không rõ nguyên do. Ở nguyên nhân này có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc mắc bệnh.

Do tuổi tác: viêm đại tràng sang giai đoạn mãn tính thường bắt đầu trước 30 tuổi. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí cho đến khi sau 60 tuổi.

Do di truyền: nếu bạn có bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh này thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị viêm đại tràng.

Do môi trường sống: trong môi trường sống nhiều virus, vi khuẩn có thể là tác nhân gây nên viêm đại tràng và dẫn đến mãn tính.

Do thói quen xấu: với những người thường hút thuốc, uống rượu bia thì khả năng mắc bệnh viêm đại tràng và nặng hơn đến mãn tính là rất cao.

Do tâm lý: người luôn bị căng thẳng, mệt mỏi, stress thì cũng có khả năng mắc bệnh và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Viêm đại tràng do vi khuẩn, virus gây nên

Viêm đại tràng do vi khuẩn, virus gây nên (Nguồn: nhathuocphuongchinh.com)

3. Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

3.1. Tiêu chảy dai dẳng hoặc phân lỏng

Viêm đại tràng giai đoạn mãn tính được thể hiện rõ ràng nhất ở phân. Bệnh thường khiến bạn bị tiêu chảy dai dẳng, kéo dài, phân lỏng, có thể kèm dịch nhầy. Nhiều trường hợp có thể bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy, phân lỏng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

3.2. Phân có máu

Ở những trường hợp bệnh nặng, bạn có thể thấy máu kèm trong phân. Điều này cho thấy có thể đại tràng của bạn đã bị xuất huyết. Trong trường hợp nguy hiểm hơn thì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng bạn nên lưu tâm.

3.3. Đau bụng

Đây là một trong những biểu hiện rõ rệt của viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc theo khung đại tràng. Các cơn đau thường dữ dội, đau quặn và âm ỉ. Cơn đau sẽ giảm đi khi bạn đi tiêu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể thấy căng tức, chướng bụng, đặc biệt là ở khu trú dọc khung đại tràng.

3.4. Chuột rút

Đây là biểu hiện không thường thấy nhưng vẫn có thể gặp ở người bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính. Bạn cần chú ý đến tần suất, mức độ chuột rút có nhiều hay không.

3.5. Cần đi đại tiện

Khi bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính bạn luôn cảm thấy mót đại tiện. Có thể đi không được nhiều nhưng cảm giác cần đi, có thể muốn đi ngay sau khi vừa ra khỏi nhà vệ sinh.

3.6. Mất nước

Ở các bệnh nhân bị tiêu chảy, phân lỏng, đi đại tiện nhiều lần có thể khiến cơ thể bị mất nước, khó chịu và mệt mỏi.

3.7. Táo bón

Bên cạnh bị tiêu chảy, phân lỏng thì ở một số bệnh nhân khác có thể bị táo bón hoặc táo bón xen kẽ tiêu chảy rất khó chịu.

3.8. Giảm cân

Viêm đại tràng mãn tính khiến cơ thể mệt mỏi, đảo lộn thói quen sinh hoạt và làm việc khiến cơ thể bị giảm cân. Ngoài ra, do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng nên cơ thể cũng bị gầy đi trông thấy.

3.9. Giòn xương

Người bệnh có thể bị giòn xương, rối loạn xương hoặc loãng xương do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

3.10. Suy dinh dưỡng

Do đại tràng có vấn đề nên việc tiêu hóa cũng gặp khó khăn, không thuận lợi như bình thường. Các chất dinh dưỡng không được hấp thụ từ ruột nên cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.

3.11. Mệt mỏi

Khi bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn ngủ kém, hay cáu gắt, trí nhớ kém…

Bị viêm đại tràng bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

Bị viêm đại tràng bạn luôn cảm thấy mệt mỏi (Nguồn: suckhoetunhien.com)

3.12. Yếu đuối

Viêm đại tràng cũng có thể khiến bạn cảm thấy cơ thể yếu đuối, không có sức sống. Ngoài ra, việc bị tiêu chảy, mất nước cũng khiến cơ thể gầy gộc, hốc hác và yếu đi rất nhiều.

3.13. Thiếu máu

Người bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính vừa không hấp thụ được các chất dinh dưỡng vừa bị căng thẳng, lo lắng dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.

3.14. Đau khớp

Vì xương bị ảnh hưởng trực tiếp nên các khớp trên cơ thể bị cũng sẽ cảm thấy đau nhức, đặc biệt là khi trở trời.

3.15. Rối loạn da và mắt

Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính. Bạn cần theo dõi sự thay đổi của da và mắt để phát hiện bệnh kịp thời.

4. Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giai đoạn mãn tính có khả năng chữa trị thấp, dễ tái phát và khả năng dẫn đến ung thư đại tràng lên tới 25%. Do đó, nếu không tìm cách chữa trị thì bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Chảy máu nghiêm trọng

Điều này là do lớp niêm mạc bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến lớp lông nhung trong đại tràng bị trơ trụi. Tình trạng kéo dài dẫn đến xuất huyết ồ ạt.

Đại tràng đục lỗ

Khi điều trị bằng kháng sinh, các lợi khuẩn bị tiêu diệt, lông nhung trong đại tràng bị trơ rụi dẫn đến vết loét ăn sâu vào đại tràng. Dần dần, thành đại tràng bị bào mòn gây thủng một lỗ.

Mất nước nghiêm trọng

Do bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể sẽ dễ bị mất nước. Bệnh càng kéo dài thì tình trạng mất nước càng nghiêm trọng khiến người bệnh mệt mỏi, hốc hác.

Bệnh gan

Biến chứng này ít gặp nhưng không phải không có. Do chức năng của đại tràng bị suy giảm, gan bị áp lực đào thải và dẫn đến tổn thương.

Mất xương, loãng xương

Do cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, xương bị loãng dần, thiếu chất và gây tổn thương rất nhiều.

Về lâu dài bệnh gây loãng xương, tổn thương nhiều

Về lâu dài bệnh gây loãng xương, tổn thương nhiều (Nguồn: thanhnien.vn)

Viêm da, khớp và mắt

Viêm đại tràng mãn tính còn khiến bạn mắc các bệnh về da, đau khớp và mắt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Tăng nguy cơ ung thư ruột kết

Bệnh viêm đại tràng kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết, rất nguy hiểm. Đặc biệt là khi không được điều trị dứt điểm, điều trị không có hiệu quả.

Một đại tràng sưng nhanh

Do có các megacolon độc hại trong đại tràng người bệnh dẫn đến đại tràng có thể bị sưng lên, xuất huyết và đau đơn.

Tăng nguy cơ cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch

Khi đại tràng bị xuất huyết sẽ gia tăng thêm lượng máu đông có thể di chuyển vào trong động mạch hay tĩnh mạch. Điều này gây cản trở quá trình vận chuyển máu khiến người bệnh thị thiếu máu, mệt mỏi.

5. Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?

Viêm đại tràng khi qua giai đoạn mãn tính sẽ để lại nhiều hệ quả, biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bạn có thể chữa trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời và áp dụng các phương pháp hợp lý.

6. Điều trị viêm đại tràng mãn tính

6.1. Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, viêm đại tràng giai đoạn mãn tính vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh để làm giảm triệu chứng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những hậu quả không mong muốn.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng như thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy, thuốc giảm đau hay chất bổ sung sắt…

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với bệnh nhân

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với bệnh nhân (Nguồn: modernhealthcare.com)

6.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng khi bệnh nhân áp dụng các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, không hồi phục…Hoặc trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt, thủng đại tràng hay nhiễm trùng nghiêm trọng cũng cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật.

Một số phẫu thuật được áp dụng như phẫu thuật cắt bỏ cuối, giải phẫu túi hậu môn…

6.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Để không gây áp lực cho đại tràng, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, nhạt, dễ tiêu, nhiều chất xơ, ưu tiên thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày và đại tràng. Đồng thời, bạn nên ăn các bữa nhỏ, uống nhiều nước, ăn dư lượng thấp để giảm lượng phân và tần suất đi vệ sinh của bạn…

Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, để cải thiện bệnh viêm đại tràng mãn tính bạn nên có chế độ tập luyện điều độ, tránh căng thẳng, stress. Đồng thời, giữ gìn môi trường sống trong sạch, lành mạnh để tránh các tác nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc….

7. Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mãn tính

7.1. Viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì?

7.1.1. Gạo

Gạo cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời đại tràng cũng dễ dàng tiêu hóa hơn các thức ăn cứng khác.

7.1.2. Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều vitamin nên vừa mang lại năng lượng vừa tốt cho hệ tiêu hóa, không gây áp lực lên đại tràng.

7.1.3. Thịt nạc

Thịt nạc có lượng protein lớn, cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, thịt nạc cũng dễ tiêu hóa hơn thịt mỡ.

7.1.4. Cá

Cá với hàm lượng dinh dưỡng cao, độ mềm tốt rất thuận lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

7.1.5. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành dễ tiêu hóa, tốt cho tim mạch và hệ thần kinh. Do đó, thay vì sử dụng các loại sữa bò, sữa dê (có nguồn gốc từ động vật) thì bạn nên sử dụng đậu nành và sữa đậu nành.

7.1.6. Trứng 

Trứng gia cầm tươi, đã được kiểm định cũng là thực phẩm nên bổ sung khi điều trị viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên, bạn chú ý nên ăn ít và ăn ngay sau khi chế biến.

7.1.7. Rau xanh nhiều lá

Rau xanh giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt, làm mềm phân, chống táo bón.

7.1.8. Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải không chỉ chứa nhiều chất xơ, vitamin mà còn có nhiều chất chống oxy hóa và tốt cho đại tràng.

7.2. Viêm đại tràng mãn tính kiêng ăn gì?

7.2.1. Kiêng đồ tanh, sống, bảo quản lạnh

Với người bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính, bạn cần tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi. Không nên ăn đồ ăn sống, tanh hay bảo quản lạnh vì trong các thực phẩm này có nhiều vi khuẩn có thể tấn công đại tràng đang vốn bị tổn thương dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

7.2.2. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ 

Những loại thực phẩm này dễ khiến bạn bị tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng…Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc dung nạp các loại thực phẩm này vào cơ thể.

7.2.3. Kiêng thực phẩm chứa chất xơ không tan, đồ ăn cứng

Khi bị viêm đại tràng mãn tính, việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn bình thường. Do đó, bạn không nên ăn các đồ ăn cứng hoặc thực phẩm chứa chất xơ không tan để tránh bị chướng bụng, khó tiêu.

7.2.4. Đường và thực phẩm có nhiều đường

Đây là nhóm thực phẩm dễ gây nên khó tiêu, đầy bụng. Do đó, bạn nên hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, uống sữa tươi, ăn socola…

7.2.5. Các loại chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá…có thể khiến bệnh càng nặng hơn. Do đó, bạn cũng nên hạn chế các chất này vào cơ thể.

Không sử dụng các chất kích thích khi bị viêm đại tràng

Không sử dụng các chất kích thích khi bị viêm đại tràng (Nguồn: plo.vn)

Hi vọng với những thông tin về bệnh viêm đại tràng mãn tính đã nêu trên sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng. Đặc biệt, để phòng ngừa và phát hiện kịp thời, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đồng thời chọn ngay gói khám sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa giỏi trên các website thương mại điện tử.com nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875