Viêm gan B nên ăn gì? 10 thực phẩm ngon bổ, dễ tiêu, hồi sức nhanh


Viêm gan B là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng và suy nhược cơ thể. Cả người bị bệnh lẫn người muốn phòng bệnh đều thắc mắc viêm gan B nên ăn gì? Câu hỏi này cần sự giải đáp chính xác từ các chuyên gia, từ các nghiên cứu đã được chứng minh khoa học.

1. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan B

1.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho người viêm gan B trong 1 ngày

Viêm gan B có 2 loại là viêm gan cấp và viêm gan mạn tính. Theo đó, khi bệnh kéo dài từ 6 tháng trở lên thì được tính là mạn tính. Một khi đã mắc mạn tính, bệnh có thể kéo dài rất nhiều năm, đem đến nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hằng ngày của người bệnh. Người mắc viêm gan, dù là loại nào đi chăng nữa cũng được khuyến cáo nên giữ chế độ ăn vừa phải, đúng và đủ so với nhu cầu cơ thể.

Một trong những vấn đề thường gặp của bệnh là cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng nên người bệnh sinh ra ăn ít, thiếu chất. Nếu như vậy thì cơ thể sẽ không có đủ dưỡng chất cần thiết để tái tạo tế bào gan hư hại, có thể bệnh sẽ còn nặng hơn. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách chia nhỏ các bữa ra và tuân thủ giờ ăn chính xác. Bên cạnh việc tích cực bổ sung món ăn cho người viêm gan B, bạn cần cân bằng 4 nhóm dưỡng chất sau: Chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin và khoáng chất.

1.2. Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ là một chất thiết yếu đối với người bình thường. Với người viêm gan lại càng quan trọng khi có nhiệm vụ như “cây chổi” dọn sạch sẽ đường tiêu hóa. Khi chức năng lọc máu của gan hoạt động không hiệu quả sẽ cần sự hỗ trợ từ quá trình tiêu hóa để giảm tải cho gan. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ lúc này sẽ phát huy tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm và tránh triệu chứng đầy bụng, khó tiêu cho người bệnh. Bổ sung thêm chất xơ rất đơn giản, bạn chỉ cần tăng khẩu phần rau củ quả sạch tươi xanh vào mỗi bữa của mình. Nấm thanh đạm dinh dưỡng hay trái cây cũng là một nguồn chất xơ dồi dào là gợi ý không thể bỏ qua. Đặc biệt, khi chọn mua tại các website thương mại điện tử, sự yên tâm, hài lòng là điều bạn dễ dàng nhận thấy khi mọi nguyên liệu thực phẩm đều được thay mới mỗi ngày, đa dạng chủng loại, kiểm định khắt khe.

1.3. Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất

Khi mang trong mình virus viêm gan B tấn công, khả năng đề kháng sẽ giảm sút vì khả năng tổng hợp chất béo của gan bị ảnh hưởng. Chỉ có cách bổ sung nhiều vitamin hơn trong khẩu phần ăn uống mới giúp cân bằng lại được.

1.4. Đảm bảo đủ chất đạm và chất béo

Nhiều người cho rằng chế độ ăn cho người viêm gan B cần hạn chế thịt và dầu mỡ. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Các loại thịt đỏ tươi không chứa chất tăng trọng vẫn là nhóm chất cơ thể cần mỗi ngày cho quá trình tạo và chuyển hóa năng lượng. Bạn chỉ cần lưu ý chọn các loại thực phẩm có đạm ít béo.

Viêm gan B nên ăn gì?

Viêm gan B nên ăn gì (Nguồn: poz.com)

2. Các món ăn bổ dưỡng dành cho người viêm gan B

Gan chính là nhà máy lọc của cơ thể. Nếu bạn nạp vào thực phẩm kém chất lượng, không khoa học thì chính là tạo áp lực lên gan. Để phòng bệnh và chữa bệnh, một chế độ hợp lý có vai trò quan trọng hàng đầu. Vậy người bệnh viêm gan B nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ cân bằng những chất kể trên? Bên cạnh rau củ quả như đã nói ở trên, một vài món ăn bổ dưỡng bạn nên bổ sung thêm vào chế độ ăn của mình bao gồm: sữa tươi tiệt trùng, sữa hạt óc chó, sữa chua thanh mát, các loại hạt dinh dưỡng,…

2.1. Cháo gạo lứt, hải sâm

Chúng ta đều biết gạo lứt các loại (gạo lứt Việt, gạo lứt Nhật, gạo lứt đỏ,…) luôn được khuyến khích sử dụng so với gạo trắng thông thường vì có lợi cho sức khỏe hơn. Không ngạc nhiên khi cháo gạo lứt là món ăn cho người viêm gan B được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Khi kết hợp với hải sâm – một loại hải sản cao cấp bổ dưỡng khác thì món ăn càng phát huy tác dụng phục hồi sức khỏe. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 80g gạo lứt, 40g hải sâm, 40g rau cải cúc (hoặc cải bẹ xanh), táo đỏ. Vo gạo sạch, ngâm hải sâm cho mềm, rau cải rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hạt.  Nấu gạo thành cháo như bình thường, sau đó cho các nguyên liệu vào nấu lửa nhỏ cho đến khi nhừ.

Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt (Nguồn: xavierlum.com)

2.2. Cháo nhân trần

Cháo nhân trần ăn thanh mát, giúp thanh nhiệt giải độc và có thể ăn như món tráng miệng, ăn bữa xế, ăn khi đói. Món này lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da và cả người tiểu tiện khó.

Cách nấu cháo nhân trần cũng không quá phức tạp. Chuẩn bị 50g nhân trần cao, 100g gạo tẻ, đường trắng để nấu cháo. Đây đều là những nguyên liệu quen thuộc và dễ kiếm. Sắc nhân trần trong nửa tiếng rồi bỏ bã. Sau đó lấy nước nhân trần cho vào nồi nấu cháo, cho gạo tẻ, đường vào hầm thành cháo.

2.3. Nước uống cà gai leo

Cà gai leo từ lâu đã được sử dụng như một loại thực phẩm đặc trị các bệnh về gan, giải độc gan, giải rượu. Bạn rửa sạch cà gai leo, đun sôi với 1 lít nước rồi giữ lửa nhỏ 10 phút. Hơn nữa, nên hãm nước trong tầm nửa tiếng và luôn để ở bình giữ nhiệt hoặc ấm giữ nhiệt để uống dần trong ngày.

2.4. Cháo cà chua, rau cần

Cả cà chua, rau cần và cà rốt đều là thực phẩm lành mạnh, có tác dụng thanh lọc cơ thể và thanh lọc gan tốt nên khi kết hợp với nhau sẽ cho hiệu quả tuyệt vời. Cách nấu cháo chỉ hơi phức tạp trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm cà chua, rau cần, cà rốt, gạo tẻ và gia vị. Các loại củ và rau đem rửa sạch, thái và cắt thật nhỏ. Sau đó nấu gạo thành cháo như bình thường. Khi cháo sôi, từ từ đổ nguyên liệu vào nồi cháo, ninh nhừ.

Cháo cà chua

Cháo cà chua (Nguồn: connoisseurusveg.com)

2.5. Chè nấm tuyết – câu kỷ

Người viêm gan B nên ăn những gì có tính chất thanh mát. Chè nấm tuyết – câu kỷ tử là một món ăn như vậy. Bạn có thể ăn món này hằng ngày để bồi bổ sức khỏe dù có bị viêm gan hay không. Nguyên liệu cho một phần chè nấm tuyết – câu kỷ tử gồm 30g câu kỷ tử, 10g nấm tuyết. Cả hai nguyên liệu này đều cần rửa sạch kỹ càng, nấm tuyết thì cần ngâm thêm cho đến khi nở, bỏ cuống. Cho cả 2 vào nồi nước, nêm đường phèn rồi nấu sôi lửa nhỏ. Sau khi chè nguội thì cho đá vào ăn.

2.6. Chè câu kỷ tử

Đây là một món chè không quá phổ biến nhưng ăn rất ngon miệng và bổ, thích hợp làm món tráng miệng hay ăn chơi tùy ý. Dù bạn bị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ hay xơ gan thì đều nên dùng món này. Chè câu kỷ tử cũng làm tương tự như chè nấm tuyết – câu kỷ. Bạn chuẩn bị 100g gạo tẻ, 20g câu kỷ tử. Vo sạch gạo, cho vào nồi nước nấu đến khi gạo nở rồi bỏ thêm câu kỷ tử đã rửa sạch vào. Nấu chè đến khi đặc lại thì cho đường trắng vào gia giảm theo khẩu vị.

2.7. Canh thịt nấu nấm rơm

Đây là một món canh rất đơn giản mà bạn có thể ăn trưa hay ăn tối đều được. Nấm rơm và thịt heo nấu chung có tác dụng tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, thích hợp với người viêm gan mạn tính. Để nấu cháo, cần chuẩn bị 200g nấm rơm tươi, 200g thịt lợn nạc. Rửa sạch nấm rơm và thịt, cắt thành miếng nhỏ dễ ăn. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi đất, thêm nước và gia giảm gia vị theo sở thích rồi đun thời gian dài ở lửa vừa.
Canh thịt nấm rơm

Canh thịt nấm rơm (Nguồn: bowlofdelicious.com)

2.8. Cháo đậu xanh rong biển

Cháo đậu xanh vốn là một trong những món thanh nhiệt mùa hè tuyệt vời. Khi kết hợp với rong biển – một thực phẩm cũng mát không kém khác sẽ giúp bài tiết chất độc trong cơ thể vô cùng hiệu quả. Cháo đậu xanh rong biển cũng nấu như cháo đậu xanh thông thường nhưng thêm một bước nhỏ. Chúng ta chuẩn bị đậu xanh, rong biển, gạo tẻ theo tỉ lệ ngang nhau cùng gia vị các loại. Rửa sạch rong biển, ngâm cho nở rồi cắt nhỏ, đậu xanh ngâm nước ấm, gạo vo sạch. Cho lần lượt các nguyên liệu vào nồi nhưng theo thứ tự: cho gạo vào đầu tiên, nước sôi thì cho đậu xanh, đậu xanh nở thì cho rong biển rồi nêm nêm gia vị.

2.9. Cháo thịt bò, cà rốt

Chế độ ăn cho người viêm gan B không phải chỉ toàn các món cầu kỳ, tốn thời gian chế biến. Món cháo thịt bò cà rốt nguyên liệu quen thuộc, cách làm đơn giản mà lại bổ tỳ, ích khí huyết, giải độc, chống mỏi mệt rất tốt. Để món ăn ngon hơn, bạn cũng có thể mua trứng gia cầm sạch cho vào.

Nấu cháo thịt bò cà rốt sẽ cần kỳ công hơn các món trên một chút. Bạn chọn thịt thăn bò mềm tươi khoảng 100g, 50g gạo tẻ, 1 củ cà rốt lớn, hành, gia vị các loại. Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu nhỏ. Vo gạo tẻ sạch, nấu nhừ thành cháo. Chúng ta rửa sạch thịt bò, luộc chín, cắt lát mỏng. Xào thịt bò với cà rốt cho chín. Nếu muốn ăn nhừ, bạn cũng có thể dùng máy xay thực phẩm để làm cháo tương tự như đồ ăn dặm của trẻ nhỏ. Cho hỗn hợp thịt bò – cà rốt vào nồi cháo đã ninh nhừ rồi đảo lên là hoàn thành.

2.10. Cháo cà rốt

Cháo cà rốt là một món rất đơn giản, dễ làm và dễ ăn. Bạn cần chuẩn bị 100g cà rốt, 100g gạo tẻ. Cà rốt đem gọt vỏ, cắt miếng nhỏ hạt lựu. Và sau đó chỉ việc cho cả gạo đã vo sạch và cà rốt vào nồi nấu thành cháo nhừ.

Cháo cà rốt

Cháo cà rốt (Nguồn: giadinhtre.vn)

3. Cách chăm sóc người nhiễm viêm gan B

Người bệnh không chỉ cần quan tâm viêm gan B nên ăn gì mà còn cần để ý đến cách chúng ta hấp thụ mọi nguồn thức ăn, nước uống ra sao. Sau đây là một vài điều bạn nên lưu ý trong chế độ ăn uống của mình:

3.1. Uống đủ nước

Uống đủ nước là yêu cầu thiết yếu với mọi người nhưng lại càng đặc biệt quan trọng với bệnh nhân viêm gan B. Bạn bắt buộc phải đảm bảo mình uống đủ ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Khi bị bệnh, quá trình thải độc – nhiệm vụ chính của gan sẽ bị chậm lại và suy giảm. Vậy nên thật nhiều nước sẽ giúp bộ máy vận hành trơn tru hơn. Không chỉ uống nước lọc, bạn còn nên uống các loại nước thanh mát như nước nhân trần, atiso, cà gai leo,…

3.2. Ăn uống lành mạnh, đúng giờ

Người bệnh viêm gan tuyệt đối bắt buộc phải tránh xa rượu bia, thuốc lá và đồ kích thích khác. Thậm chí cà phê và chè đặc cũng cần hạn chế. Tất cả chỉ khiến tình trạng bệnh tiếp tục diễn tiến tồi tệ. Ngoài ra, bạn cũng nên lên kế hoạch giờ giấc ăn uống ổn định để gan không phải hoạt động quá sức.

3.3. Chọn thực phẩm sạch an toàn, không nhiễm bẩn

Đồ ăn bị phun thuốc, nhiều chất nhân tạo độc hại đã không còn là tình trạng xa lạ gì hiện nay. Gan chính là nơi tiếp nhận những chất độc này nếu bạn ăn phải đồ không an toàn, sạch sẽ. Vậy nên chọn thực phẩm sạch càng là ưu tiên đối với người bệnh về gan.

3.4.  Ăn vừa phải đủ chất theo nhu cầu cơ thể

Sau khi biết viêm gan B nên ăn gì, bạn cũng cần biết mỗi thứ đó cần ăn bao nhiêu là vừa đủ. Nạp thừa đồ ăn vào cơ thể chỉ khiến gan phải làm việc thêm mệt mỏi, càng khiến bệnh nặng và còn phát sinh thêm bệnh mới như béo phì.

3.5. Chế biến vệ sinh, ưu tiên các món hầm luộc hấp

Người bệnh viêm gan nên hạn chế dầu mỡ. Thế nên các món xào, rán cũng cần hạn chế lại. Tham khảo cách chế biến món hầm, luộc, hấp đa dạng, thơm ngon không cần tới dầu mỡ mà còn giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm hơn.

Thực phẩm tốt cho gan

Thực phẩm tốt cho gan (Nguồn: poz.com)

Viêm gan B nên ăn gì? Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình và có thể đi chợ tìm mua các nguyên liệu thực phẩm dinh dưỡng phù hợp. Viêm gan B là một bệnh nghiêm trọng nên bên cạnh việc biết tự chăm sóc bản thân, bạn cần thường xuyên đi khám và uống thuốc nếu cần. Gói khám gan mật chuyên sâu tại các bệnh viện uy tín sẽ giúp các bệnh nhân chữa trị bệnh theo lộ trình hợp lý với máy móc hiện đại cùng bác sĩ chuyên môn cao.

Ngay cả khi bạn không bị bệnh, việc đề phòng bằng cách ăn uống lành mạnh và đăng ký khám tổng quát sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng. Những dịch vụ gói khám kể trên đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các website thương mại điện tử – kênh thương mại điện tử uy tín quy mô lớn với hàng triệu khách hàng toàn quốc. Sức khỏe là tài sản lớn nhất của con người, vì vậy đừng nên chủ quan bạn nhé!

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875