Viêm kết mạc có nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa


Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi viêm kết mạc là một trong những bệnh lý rất phổ biến về mắt, có thể bùng phát thành dịch và gặp phải ở mọi độ tuổi. Việc trang bị những kiến thức phòng và điều trị bệnh giúp bảo vệ gia đình bạn khỏi nguy cơ mắc và xảy ra các biến chứng không mong muốn. Dõi theo nhé.

1. Viêm kết mạc là gì?

Kết mạc là lớp niêm mạc trong suốt gồm củng mạc (bao phủ  lên lòng trắng của mắt) và kết mạc mi (lớp dưới mi). Xuất phát từ một số tác nhân như virus, vi khuẩn, bụi bẩn… mà lớp niêm mạc này có thể bị viêm, dẫn đến viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ với các triệu chứng rõ rệt. Bệnh lý này đa số đều được ghi nhận ở mức độ cấp tính và có thể điều trị tại nhà trong thời gian ngắn. 

Dấu hiệu bệnh do tác nhân virus

Dấu hiệu bệnh do tác nhân virus (Nguồn: vimec.com)

2. Triệu chứng của viêm kết mạc

2.1. Dấu hiệu viêm kết mạc do virus

Có 3 nhóm tác nhân chính gây ra căn bệnh này bao gồm virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng. Các triệu chứng bệnh đối với 3 nhóm tác nhân nhìn chung tương đối giống nhau, tuy nhiên vẫn cần phân biệt rõ để có hướng điều trị và phòng ngừa lây nhiễm. Dấu hiệu của bệnh do nhiễm virus như sau: 

  • Phần kết mạc của mắt đỏ, đậm nhất tại hai phía khóe mắt 

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và cộm kèm theo chảy nước mắt

  • Mí mắt bị phù và sưng tấy, xuất hiện một lớp màng viêm màu trắng đục (giả mạc) khi lật mí mắt lên

  • Một vài triệu chứng đi kèm: ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch

  • Các biến chứng có thể xảy đến như cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.

  • Virus có thể xâm nhiễm ở một hoặc cả hai bên mắt

2.2. Dấu hiệu viêm kết mạc do vi khuẩn

  • Chảy nước mắt liên tục, mắt có cảm giác ngứa và khó chịu 

  • Buổi sáng trên mắt xuất hiện các gỉ màu vàng hoặc xanh, có thể làm dính hai mí lại

  • Kết mạc mắt màu đỏ, nhìn rõ các mạch máu

  • Các biến chứng khi không được điều trị kịp thời như loét giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn.

  • Phát bệnh ở một hoặc cả hai bên mắt

2.3. Triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng

  • Bệnh xuất hiện theo mùa, tập trung vào thời điểm xuân – hè, có thể bùng phát thành dịch lớn

  • Chảy nước mắt liên tục, mắt có cảm giác ngứa và khó chịu ở cả hai bên 

  • Bệnh do tác nhân gây dị ứng đều không lây và kèm theo viêm mũi dị ứng

Dấu hiệu đau mắt đỏ do dị ứng

Dấu hiệu đau mắt đỏ do dị ứng (Nguồn: greenfield.edu)

3. Nguyên nhân gây viêm kết mạc

3.1. Virus

Chủ yếu do chủng Adenovirus gây lên với tốc độ lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian nhiễm bệnh không dài, có thể tự điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

3.2. Vi khuẩn

Bệnh lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh. Dịch tiết chứa các chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, Haemophilus, Influenzae…. với những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

3.3. Tác nhân gây dị ứng

Một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, thuốc, lông của vật nuôi… cũng có thể gây ra bệnh viêm kết mạc. Để điều trị dứt điểm cần tìm ra tác nhân gây dị ứng cũng như kết hợp các loại thuốc kháng viêm – dị ứng. 

4. Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?

Bên cạnh việc gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm thẩm mĩ của đôi mắt thì đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp và tương đối dễ để điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng rất dễ lây nhiễm thành dịch. Nhất là đối với những môi trường như trường học, cơ quan, khu dân cư đông đúc… 

Bên cạnh đó, các biến chứng của bệnh cũng hết sức nặng nề, có thể hủy hoại giác mạc, thị lực vĩnh viễn. Vậy nên khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh cần đi tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị chuyên khoa mắt kịp thời, chuẩn xác

Đau mắt đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn

Đau mắt đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn (Nguồn: qbttehn.gov)

5. Viêm kết mạc có lây không?

Như đã trình bày, đây là bệnh lý rất dễ lây nhiễm thành dịch, dưới đây là những con đường lây nhiễm của bệnh đau mắt đỏ

5.1. Tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với người mắc bệnh

Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc dịch tiết từ mắt dính trên tay hoặc quần áo của người bệnh. Hay gián tiếp khi vô tình cầm nắm vào các vật dụng nhiễm virus, khuẩn gây bệnh như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bút, đồ chơi… 

5.2. Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh

Mầm bệnh dễ dàng lây lan do việc dùng chung các loại đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, cốc, gối… với người bệnh. 

5.3. Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh

Do có thể phát triển trong nhiều môi trường khác nhau nên việc sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm mầm bệnh tại bể bơi chung, đồ ăn thức uống, nước sinh hoạt… đều có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc. 

5.4. Do thói quen dùng tay dụi mắt

Những thói quen không tốt như dùng hai tay dụi mắt vô tình có thể mang bệnh tật tới cho bạn. Việc tay chân hay các loại khăn, kính không đảm bảo vệ sinh khi cho tiếp xúc với mắt còn có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác như viêm giác mạc. 

5.5. Làm việc trong môi trường đông người, có mầm bệnh

Ở những nơi đông người như trường học, bệnh viện, cơ quan công sở… mật độ người rất đông đúc. Rất dễ bùng phát thành dịch từ 1, 2 cá nhân mắc bệnh trước đó. 

Bệnh viêm kết mạc lây qua đường nào

Bệnh viêm kết mạc lây qua đường nào (Nguồn: baobacgiang.com)

6. Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu nhiễm đến lúc phát bệnh kéo dài từ 3 – 4 ngày với  những cảm giác dễ gây nhầm lẫn như cộm hoặc ngứa, khó chịu ở mắt, mi mắt có thể hơi sưng và cơ thể sốt nhẹ. Tuy nhiên, từ 3- 5 ngày tiếp theo sẽ xuất hiện các gỉ vàng hoặc xanh trên khóe mắt, mắt một bên cũng đỏ hơn, sau khoảng 3 ngày nữa thì cả hai bên đều bị đau. Thời gian nhiễm bệnh có thể sẽ chỉ duy trì từ 7 – 10 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị bằng thuốc nhỏ mắt ngay từ đầu. 

7. Điều trị viêm kết mạc

Phương pháp điều trị viêm kết mạc hiệu quả và nhanh khỏi nhất còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh do virus gây ra chỉ cần kết hợp giữa việc chườm mát, giữ vệ sinh và nhỏ thuốc. Bệnh do vi khuẩn cần bổ sung các loại kháng sinh dạng nhỏ và do dị ứng cần cách ly các tác nhân và điều trị thuốc đặc hiệu. Nhìn chung các hướng điều trị đều tương đối đơn giản và mất rất ít chi phí.

8. Viêm kết mạc kiêng gì để mau khỏi bệnh

8.1. Tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng

Khi mắc bệnh, cần hạn chế ăn những loại thực phẩm mà bạn thường dị ứng như hải sản… để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm. Thay vào đó, bạn nên ăn bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A: ngũ cốc, hạt óc chó, thịt cá… để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.

8.2. Giảm thực phẩm, gia vị cay

Khi ăn các món cay mọi người thường bị chảy nước mắt, điều này sẽ không tốt khi bạn đang bị viêm kết mạc. Vậy nên cần hạn chế các loại đồ ăn cay cũng như gây ra các kích thích cho đôi mắt. 

Nên hạn chế những đồ ăn cay nóng khi bị bệnh

Nên hạn chế những đồ ăn cay nóng khi bị bệnh (Nguồn: icnm.vn)

8.3. Không dùng rượu bia hoặc thực phẩm có chất kích thích

Không nên dùng những loại đồ uống có cồn hay chứa chất kích thích. Do chúng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc cũng như làm vùng viêm nặng hơn. 

8.4. Hạn chế dùng các thiết bị điện tử

Ánh sáng từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính đều không tốt cho mắt, nhất là khi bộ phận này đang gặp phải những tổn thương, cần được thư giãn.

8.5. Tránh thức khuya

Thức khuya cũng gây hại rất nhiều cho mắt. Đêm đến là thời gian đôi mắt cần được nghỉ ngơi, thức khuya khiến đôi mắt khô và mệt mỏi. 

8.6. Tránh nơi có khói bụi

Khói bụi có thể làm tình trạng bệnh viêm kết mạc thêm trầm trọng hoặc chính chúng cũng khiến bạn mắc phải căn bệnh này. Nếu có việc phải ra đường nên sử dụng các loại kính mát hoặc kính chắn bụi. 

8.7. Tránh day, dụi mắt

Việc day, dụi mắt trong khi lớp niêm mạc đang bị tổn thương có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn như thâm nhiễm, loét giác mạc… 

8.8. Tránh bơi hoặc sinh hoạt ở vùng có nước bẩn

Điều này sẽ khiến cho mắt bị các loại vi khuẩn, mầm bệnh khác xâm nhập. Tốt nhất nên hạn chế các hoạt động như đi bơi hoặc đi dưới trời mưa…

8.9. Nên đeo khẩu trang trong khu vực công cộng đông người

Việc đeo khẩu trang tại nơi đông người vừa giúp bạn tránh được những loại bệnh tật khác, vừa có thể tránh lây nhiễm cho mọi người. Nên sử dụng những loại khẩu trang y tế nhiều lớp, đảm bảo chất lượng

Đeo khẩu trang y tế khi tới nơi đông người

Đeo khẩu trang y tế khi tới nơi đông người (Nguồn: alobacsi.vn)

9. Viêm kết mạc nên ăn gì tốt

Những loại vitamin nhóm A, C, B2 đều rất tốt cho sức khỏe của đôi mắt. Chúng thường có nhiều trong những loại rau củ như súp lơ, cam quýt, cà rốt, dâu tây… Ngoài ra bạn cũng có thể uống dầu cá nguyên chất, giàu Omega 3 tăng cường thị lực, bồi bổ cơ thể. Và đừng quên uống nước đều đặn để giúp mắt không bị khô, nhanh chóng hồi phục. 

Trên đây là những kiến thức liên quan tới bệnh lý viêm kết mạc. Ngoài đau mắt đỏ, thời điểm giao mùa cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh về truyền nhiễm. Để bảo vệ sức khỏe cũng như phòng chống tốt bệnh tật. Mọi người nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đăng ký chăm sóc sức khỏe toàn diện cũng như gặp bác sĩ để khám và kiểm tra ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. 

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875