Viêm khớp đầu gối là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị


Viêm khớp đầu gối là bệnh lý thường hay gặp ở các bệnh nhân ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên do các khớp xương đã dần bị thoái hóa. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Phương pháp điều trị nào phù hợp? Cùng tham khảo thông tin chi tiết.

1. Viêm khớp đầu gối là gì?

Viêm khớp đầu gối nằm trong 15 bệnh cơ xương khớp phổ biến xảy ra do phần xương sụn trơn ở cơ thể người đã bị mòn, trở nên thô ráp và xù xì. Ở giai đoạn này, các khớp xương sẽ ma sát nhiều, cọ xát vào nhau, khó hấp thụ các chấn động, gây ra tình trạng khó vận động và đau nhức. Bất kỳ ở độ tuổi nào thì con người cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khối nhưng hầu hết là ở độ tuổi từ 45. Bệnh viêm khớp đầu gối sẽ trải qua 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn sớm: Các kết quả X-quang sẽ có thấy phần khớp ở vùng gối của bệnh nhân xuất hiện những đốt gai nhỏ và sụn bị tổn thương nhẹ.

  • Giai đoạn nhẹ: Vùng khớp gối phát triển nhiều đốt gai hơn và phần lớp sụn chen giữa xương bị mỏng dần. Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối sẽ bắt đầu xuất hiện và người bệnh đa phần thường chủ quan.

  • Giai đoạn giữa: Phần khoảng cách giữa các đầu xương bị hẹp lại và phần sụn đã bị tổn hại nặng nề. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức và gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động hàng ngày.

  • Giai đoạn nghiêm trọng: Căn bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm không khi đã bước vào giai đoạn này? Vùng khoảng cách giữa các đầu xương đã rất hẹp, sụn bị vỡ vụn hoặc tan biến, xương chồng chéo lên nhau và rất ít dịch nhờn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vùng xương sẽ bị biến dạng gây ra căn bệnh bại liệt.

Viêm khớp ở đầu gối là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi.

Viêm khớp ở đầu gối là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. (Nguồn: benhvexuongkhop.net)

2. Nguyên nhân của viêm khớp đầu gối

2.1. Quá trình lão hóa tự nhiên

Đa phần căn bệnh phát sinh là do cơ thể người bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn quá trình lão hóa tự nhiên. Ở giai đoạn này, do cơ thể bị lão hóa nên phần xương dưới sụn đầu gối bị giảm thiểu dịch khớp gây ra hiện tượng đau đớn.

2.2. Viêm khớp dạng thấp ở khớp gối

Căn bệnh viêm khớp ở đầu gối có thể xảy ra do bệnh nhân bị bị tổn thương sụn khớp, tổn thương màng hoạt dịch và đầu xương phần dưới sụn, gây ra tính trạng cứng khớp, đau nhức gối.

2.3. Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm khớp ở đầu gối. Tình trạng này xảy ra khi lượng dịch nằm bên trong các khớp gối tăng nhanh khiếp cho khớp bị nóng đỏ, phù nề. Đồng thời, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy đầu gối bị đau nhức rất khó chịu, gây ảnh hưởng lớn tới khả năng đi lại và vận động.

2.4. Triệu chứng của bệnh gout

Do mắc phải các triệu chứng của bệnh gout nên cơ thể bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa tăng lượng axit uric trong máu và chèn ép trực tiếp lên hệ dây thần kinh cảm giác ở các khớp đầu gối, khớp chân.

Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm khớp ở đầu gối.

Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm khớp ở đầu gối. (Nguồn: avogel.co.uk)

2.5. Thói quen sinh hoạt

Bệnh viêm khớp ở đầu gối xảy ra còn do bệnh nhân thường lười vận động, hay ngồi xổm hoặc ngồi lâu một chỗ. Những thói quen sinh hoạt xấu như vậy sẽ khiến nguy cơ bệnh nhân bị đau đầu gối kéo dài tăng cao.

2.6. Chấn thương khi vận động

Trong trường hợp phần khớp gối phải chịu một lực đè nén lớn từ bên ngoài sẽ có thể gây ra tình trạng gân đầu gối bị rách hoặc tổn thương nghiêm trọng. Nếu các tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm khớp đầu gối.

2.7. Chế độ ăn uống

Mắc phải bệnh viêm khớp ở đầu gối có thể nguyên nhân là do bệnh nhân có chế độ ăn uống không đủ chất magie và canxi để nuôi dưỡng sụn khớp.

2.8. Béo phì, tăng cân đột ngột

Theo nhiều kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y khoa thì những người có chỉ số BMI lớn hơn 30kg/m2 sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp đầu gối cao hơn những người bình thường.

Các khớp bị lão hóa là một trong các nguyên do chính gây ra căn bệnh này.

Các khớp bị lão hóa là một trong các nguyên do chính gây ra căn bệnh này. (Nguồn: walkjogrun.net)

3. Dấu hiệu viêm khớp gối cần chú ý

3.1. Các triệu chứng ban đầu

  • Phần khớp gối đau nhức vào buổi sáng sau khi bệnh nhân ngủ dậy.

  • Phần khớp tấy đỏ, sưng đau và có cảm giác hơi nóng khi ấn vào.

  • Khớp bị cứng khoảng từ 10 – 30 phút.

  • Mỗi khi bệnh nhân gấp duỗi hay di chuyển các khớp có tiếng kêu lụp cụp và có cảm giác bị khô.

3.2. Các dấu hiệu trở nặng

  • Biến dạng hoàn toàn khớp, teo cơ hay dính khớp.

  • Suy yếu dần hoặc mất hẳn chức năng vận động.

  • Bại liệt, tàn phế.

  • Tổn thương van tim hay mắc các bệnh về tim mạch do thấp khớp cấp.

3.3. Viêm khớp gối chẩn đoán như thế nào?

Để có thể xác định được rõ tình trạng đau nhức khớp gối là bệnh gì, bệnh nhân cần phải tới các trung tâm y tế uy tín và đăng ký các gói khám chuyên khoa toàn diện, an toàn, hiệu quả. Các bác sĩ tiến hành kiểm tra xem bệnh nhân có mắc phải các dấu hiệu bất thường nào ở khớp gối hay không và dựa vào các dấu hiệu nhận biết để xác định được kết quả chính xác nhất. Bệnh nhân sẽ phải được tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang và làm các xét nghiệm dịch khớp. Tùy thuộc vào các giai đoạn tiến triển của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Viêm khớp ở đầu gối có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm khớp ở đầu gối có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. (Nguồn: pinterest.com)

4. Viêm khớp đầu gối lâu ngày có thể dẫn đến bệnh gì?

4.1. Giảm chức năng vận động, lao động

Biến chứng giảm chức năng vận động thường diễn ra ở những người mắc bệnh viêm khớp ở đầu gối trong suốt một thời gian dài mà không hề có biện pháp can thiệp. Tình trạng này đặc biệt sẽ dễ dàng xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi từ 45 trở lên. Các phần khớp sẽ càng dễ bị viêm đỏ, nóng, sưng và tổn thương hơn nếu càng để lâu.

4.2. Teo cơ, thoái hóa cơ khớp

Khi mắc phải bệnh viêm khớp đầu gối một thời gian dài phần khớp của bệnh nhân sẽ ngày càng trở nên yếu dần. Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân không dám vận động thường xuyên vì sợ các cơn đau gây cảm giác khó chịu. Nếu bệnh nhân không được áp dụng các phương pháp can thiệp sớm thì sẽ dễ dàng bị mắc bệnh thoái hóa khớp gối hạn chế khả năng vận động, teo cơ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

4.3. Biến dạng khớp đầu gối

Biến dạng khớp đầu gối nằm trong những biến chứng nặng nhất của căn bệnh viêm khớp. Đa số những bệnh nhân mắc phải tình trạng biến dạng khớp đầu gối là do đã mắc bệnh viêm khớp quá lâu năm, khó có thể chữa trị hoặc việc điều trị không đạt được hiệu quả tốt. Biến chứng này thường xảy ra khi một phần khớp bị bào mòn, cấu trúc khớp bị dính, biến dạng và không vững chắc.

4.4. Gây tàn phế suốt đời

Nếu bệnh nhân để tình trạng viêm khớp đầu gối quá lâu năm mà không có biện pháp chữa trị sẽ có thể gây tàn phế suốt cuộc đời. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất cũng thường phổ biến xảy ra ở những quốc gia kém phát triển.

Căn bệnh này khó có thể điều trị dứt điểm.

Căn bệnh này khó có thể điều trị dứt điểm. (Nguồn: xuongkhopscc.com)

5. Viêm khớp gối có thể điều trị được không?

Hầu hết, do căn bệnh viêm khớp đầu gối có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên ở con người nên việc điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn là điều không thể. Tuy nhiên cho dù căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có cách làm giảm các triệu chứng ảnh hưởng tới chất lượng đời sống và phục hồi ở mức tối đa. Căn bệnh này không chỉ bắt nguồn từ quá trình thoái hóa tự nhiên ở cơ thể người mà còn phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng suy giảm dịch nhầy, sụn khớp và khó có thể khôi phục lại thể trạng bạn đầu. Vì vậy, bệnh nhân mắc căn bệnh viêm khớp ở đầu gối hãy đừng nên quá kỳ vọng vào việc điều trị thành công mà chỉ nên tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhẹ biến chứng. Các biện pháp điều trị giảm nhẹ sẽ có thể giúp bệnh nhân ít bị đau đớn, hạn chế các triệu chứng sưng viêm hay duy trì hiệu quả các chức năng vận động.

6. Bị viêm khớp gối phải làm sao?

6.1. Dùng thuốc

Bệnh nhân bị viêm khớp khối có thể sử dụng các nhóm thuốc không cần phải kê toa để giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức: Thuốc chống viêm sưng Aleve, NSAID Ibuprofen hay các loại thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol. Tuy nhiên cần chú ý không nên quá lạm dụng nhóm thuốc bởi có thể trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan và dạ dày. Hoặc bệnh nhân muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau hiệu quả hơn có thể xin ý kiến bác sĩ sử dụng các nhóm thuốc buộc phải kê toa: Thuốc ức chế có chọn lọc Glucosamin sulfat, COX-2 hay thuốc kháng viêm Steroid Corticoid.

6.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Người mắc bệnh cần thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, Omega 3 và Canxi như hoa quả, các loại cá, các loại thảo dược hay ăn rau xanh ăn lá tươi ngon. Đồng thời nên chú ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất kích thích, nhiều đạm hay quá cay nóng.

6.3. Thay đổi vận động

Bệnh nhân nên cố gắng thực hiện chế độ vận động phù hợp hơn và hạn chế ngồi xổm, đi và lên xuống cầu thang, khom người để hạn chế tác động ảnh hưởng trực tiếp lên khớp gối. Người bệnh nên thường xuyên đi bộ, chạy xe đạp hay bơi lội để nâng cao sức mạnh cơ bắp để bảo vệ khớp.

Người mắc bệnh viêm khớp ở đầu gối cần có chế độ vận động phù hợp.

Người mắc bệnh viêm khớp ở đầu gối cần có chế độ vận động phù hợp. (Nguồn: xuongkhopscc.com)

6.4. Vận động trị liệu

Người bệnh bị viêm khớp đầu gối nên thường xuyên thực hiện vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, tắm bùn, tắm suối khoáng để giảm đau và đả thông kinh lạc. Đồng thời, có thể thực hiện các bài tập Yoga tại nhà như tư thế chiến binh, em bé, con mèo, cây cầu, nâng chân, căng bắp… để giảm nhẹ các cơn đau. 

6.5. Giảm cân

Nếu bệnh nhân viêm khớp ở đầu gối nguyên nhân là do bị béo phì sẽ cần phải thường xuyên bổ sung rau, củ, quả sạch giàu chất xơ, ăn ít tinh bột, dầu mỡ và tập các bài tập thể dụng hàng ngày để giảm bớt lượng calo.

6.6. Thay khớp gối nhân tạo

Việc thực hiện thay khớp gối nhân tạo luôn được đánh giá một trong các phương pháp điều trị cho hiệu quả cao để thay thế hoàn toàn các khớp gối bị viêm nhiễm hay bảo mòn. Phương pháp thay khớp gối nhân tạo hiện đang được bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đạt tiêu chuẩn 5 sao cung cấp với đa dạng các gói dịch vụ, phù hợp với điều kiện kinh tế, tình trạng và nhu cầu khác nhau của bệnh nhân. Bệnh viện Vinmec sẽ luôn có sẵn những loại khớp nhân tạo chất lượng hàng đầu từ Mỹ với nhiều ưu điểm nổi bật như giảm đau sau mổ, cắt bỏ ít xương, giảm nguy cơ nhiễm trùng, khớp vững…

Bệnh nhân cần tới ngay các trung tâm y tế nếu có dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp ở đầu gối.

Bệnh nhân cần tới ngay các trung tâm y tế nếu có dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp ở đầu gối. (Nguồn: inovanewsroom.org)

Hy vọng rằng với những thông tin trên mà Kinh Nghiệm AZ đã đưa tới sẽ giúp các quý độc giả có cái nhìn khái quát hơn về căn bệnh viêm khớp đầu gối. Nếu có những triệu chứng của bệnh bạn cần tới ngay các trung tâm y tế để đăng ký dịch vụ khám sức khỏe tổng quát để được đội ngũ y bác sĩ chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875