Viêm não Nhật Bản là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết sớm, cách điều trị


Viêm não Nhật Bản là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện thế nào, các biến chứng do bệnh gây ra? Muốn phòng tránh bệnh có những biện pháp gì? Tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích, quan trọng về căn bệnh này.

1. Tìm hiểu viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản (gọi tắt JE) là một bệnh nhiễm trùng của não do vi-rút viêm não Nhật Bản gây ra, thường phổ biến ở các vùng nông thôn. Căn bệnh này có những triệu chứng khá phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao.

2. Triệu chứng viêm não Nhật Bản tiến triển như thế nào

2.1. Biểu hiện thời gian ủ bệnh

Sau 4 đến 8 ngày ủ bệnh thì bệnh nhân sẽ có những triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, sổ mũi, đi ngoài, cơ thể run, đau nhức đầu, nôn mửa… Một số trường hợp xuất hiện rối loạn tâm lý. Ngoài ra trẻ cũng sẽ ăn kém hơn hoặc bỏ ăn. 

2.2. Thời kỳ khởi phát

Thời kỳ khởi phát là lúc bệnh trở nặng hơn, bệnh nhân có những triệu chứng đó là sốt cao (thường là 39 – 40 độ C), đau đầu, buồn nôn, co giật, cơ bị cứng, xuất hiện lú lẫn.

2.3. Giai đoạn toàn phát

Chuyển sang giai đoạn toàn phát, những dấu hiệu triệu chứng viêm não Nhật Bản nổi bật ở giai đoạn này sẽ xuất hiện ở não, màng não. Hai triệu chứng, dấu hiệu phổ biến của giai đoạn toàn phát chính là cứng gáy và Kernig (do bác sĩ khám, xác định).

Ngoài ra người bệnh cũng sẽ co cứng cơ mặt, co giật, run giật, mất khả năng vận động ngôn ngữ, liệt nửa người,…

2.4. Thời kỳ lui bệnh

Thời kỳ lui bệnh có biểu hiện chủ yếu là những di chứng, biến chứng như di chứng tâm thần, liệt tay, liệt chân. Khoảng 50% bệnh nhân sống sót sẽ gặp phải những di chứng nặng nề này.

3. Nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản chủ yếu

3.1. Con đường lây truyền

Muỗi chính là tác nhân trung gian lây lan bệnh viêm não nguy hiểm này. Muỗi hút máu từ những loài chim hay lợn rừng bị nhiễm bệnh rồi truyền virus viêm não Nhật Bản sang con người. Lưu ý là căn bệnh này chỉ truyền qua con đường trung gian muỗi đốt chứ không lây lan trực tiếp từ người sang người. 

Muỗi mang virus mầm bệnh truyền sang cho người

Muỗi mang virus mầm bệnh truyền sang cho người (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

3.2. Thời gian bùng phát dịch

Bệnh viêm não này chính là 1 trong số 21 bệnh trẻ em dễ mắc phải trong năm. Tùy theo từng khu vực mà thời gian bùng phát của bệnh sẽ khác nhau. Ở những vùng khí hậu ôn đới thì thời gian bệnh bùng phát chính là mùa hè và mùa thu kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 5 tới hết tháng 9.

Còn những vùng khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới thì thời gian bùng phát sẽ phụ thuộc tùy theo lượng mưa cũng như việc di cư của chim. Chính vì nguyên nhân này mà những khu vực này có khả năng bùng phát bệnh quanh năm. 

3.3. Các hoạt động có nguy cơ cao

Những hoạt động khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm này chính là sinh sống hay đi du lịch ở những nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh, đi tham quan ở nông thôn trong mùa mưa, đi cắm trại, dã ngoại ở nông thôn.

3.4. Các khu vực có thể bùng phát dịch viêm não Nhật Bản

Thường bệnh này sẽ có nguy cơ xảy ra cao ở vùng nông thôn, những khu vực ẩm thấp, những môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sống. Những người sinh sống ở các thành phố sẽ ít có khả năng bị mắc phải bệnh viêm não này.

3.5. Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao

Tất cả mọi người, tất cả mọi lứa tuổi nếu cơ thể chưa có miễn dịch với những virus viêm não Nhật Bản thì đều có khả năng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất hiện nay. 

Trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh

Trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh (Nguồn: baotintuc.vn)

4. Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

4.1. Biến chứng viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm vì bệnh có thể để lại rất nhiều biến chứng cho bệnh nhân như liệt nửa người, liệt tay, liệt chân hay mất khả năng vận động ngôn ngữ,… Bệnh JE cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, trung bình là 30% trong số các ca mắc bệnh.

4.2. Tỷ lệ khả năng mắc viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não này được nhận định là căn bệnh nguy hiểm bởi tỷ lệ mắc bệnh này khá cao. Hàng năm theo ước tính có khoảng 67900 ca mắc bệnh JE. Với tỷ lệ mắc bệnh cao như vậy, nếu không chủ động phòng tránh kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến ngày một nghiêm trọng, làm tăng số lượng người mắc bệnh.

5. Viêm não Nhật Bản có thể điều trị hết không

5.1. Tiên lượng điều trị của viêm não Nhật Bản

Theo thống kê thì tỉ lệ tử vong của bệnh là khoảng 30%, và khoảng 50% trường hợp sống bị những di chứng nặng nề. Nếu như bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn mới ủ bệnh hay khởi phát thì tiên lượng điều trị bệnh sẽ cao hơn và ít để lại những di chứng hơn cho người bệnh.

5.2. Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản

Có 2 biện pháp chẩn đoán bệnh đó là chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. 

Biện pháp chẩn đoán xác định được thực hiện thông qua khám lâm sàng,  xét nghiệm đặc hiệu và dịch tế. Khám lâm sàng được thực hiện thông qua:

  • Hội chứng bị nhiễm khuẩn nhiễm độc trên toàn thân: bệnh nhân có triệu chứng sốt cao đột ngột và liên tục, đầu đau nhức, bạch cầu tăng và bạch cầu nhân trung tính cũng tăng

  • Hội chứng tâm thần kinh: Mới đầu có thể đó là những dấu hiệu khi não bị tổn thương, lan tỏa với những rối loạn ý thức ở mức độ khác nhau, về sau có thể xuất hiện những biểu hiện, dấu hiệu của hội chứng tại thần kinh khu trú.

  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật rất nặng biểu hiện da xung huyết đỏ và thay đổi thất thường khi đỏ, khi tái, cơ thể liên tục ra mồ hôi, hô hấp và tuần hoàn bị rối loạn

Biện pháp xét nghiệm đặc hiệu được thực hiện thông qua phân lập virus (thường trong khoảng thời gian 2-3 ngày đầu) từ máu, từ dịch não tủy hoặc là tư não tử thi (mới mất trong 2h) và chẩn đoán hình ảnh (thực hiện chụp cắt lớp).

Chụp cắt lớp sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Chụp cắt lớp sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

Chẩn đoán phân biệt được thực hiện để xác định xem bệnh nhân đang mắc phải bệnh viêm não thứ phát, hội chứng não cấp hay viêm màng não mủ. Vì bệnh rất dễ nhầm lẫn nên việc chẩn đoán phân biệt sẽ giúp phát hiện bệnh chính xác từ đó có phương pháp điều trị đúng, kịp thời.

5.3. Các biện pháp điều trị

Hiện nay, do chưa có thuốc có thể điều trị đặc hiệu nên việc điều trị bệnh viêm não này được thực hiện chủ yếu là chống phù nề não, điều trị các triệu chứng và chống bội nhiễm, bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Phù nề não được điều trị bằng cách truyền dịch hoặc sử dụng Corticoid nếu bệnh trở nặng. Đối với điều trị các triệu chứng thì tùy theo tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ điều trị khác nhau.

Ví dụ nếu bệnh nhân bị sốt cao đột ngột thì bác sĩ sẽ hạ nhiệt bằng cách cởi bớt quần áo của bệnh nhận, chườm đá, sử dụng thuốc hạ sốt hoặc là sử dụng các miếng dán hạ sốt an toàn, hiệu quả tức thì.

Những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp thở hay ngừng thở sẽ phải cho thở bằng oxy gấp hoặc dùng thuốc trợ tim,…

Khi điều trị cho bệnh nhân thì một điều quan trọng nữa mà bạn cần chú ý chính là phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Những chất dinh dưỡng, vitamin này có thể được thêm vào qua rau củ quả sạch không phụ gia độc hại, các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng hay các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin bổ dưỡng,…

Đưa trẻ nhập viện để điều trị kịp thời ngay khi có những triệu chứng của bệnh

Đưa trẻ nhập viện để điều trị kịp thời ngay khi có những triệu chứng của bệnh (Nguồn: nhathuoclongchau.com) 

6. Có nên tiêm viêm não Nhật Bản cho bé

6.1. Tiêm viêm não Nhật Bản có hoàn toàn phòng chống được không

Là căn bệnh nguy hiểm, thời điểm hiện tại vẫn chưa có 1 thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tiêm phòng vắc xin chính là biện pháp duy nhất giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên lưu ý là không phải tiêm vắc xin là có thể chống được bệnh hoàn toàn. Nếu như tiêm không đúng liều lượng, không đúng lịch thì hiệu quả phòng chống sẽ không được cao.

6.2. Viêm não Nhật Bản tiêm bao nhiêu mũi

Đối với căn bệnh viêm não này sẽ có 3 mũi tiêm vào các thời điểm là khi trẻ 12 tháng, mũi thứ 2 sau mũi đầu 1-2 tuần và mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 tối thiểu là 1 năm. Sau khi tiêm đủ 3 mũi tiêm này thì các bậc phụ huynh nên cho bé đi tiêm nhắc lại vắc xin 3 năm/lần đến khi trẻ trên 15 tuổi.

Nên tiêm vắc xin sớm và đúng lịch để giúp bé phòng bệnh hiệu quả

Nên tiêm vắc xin sớm và đúng lịch để giúp bé phòng bệnh hiệu quả (Nguồn: vinmec.com)

6.3. Khi nào nên tiêm viêm não Nhật Bản

Vắc xin viêm não là biện pháp duy nhất hiện nay có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì thời gian tiêm tốt nhất là ngay sau sinh nhật đầu tiên của bé (tức là khi bé được 12 tháng).

Khi đưa bé đi tiêm, phụ huynh cần chú ý là tiêm đúng lịch và tiêm đủ liều lượng để việc tiêm phòng này có hiệu quả cao nhất.

Ngoài tiêm phòng thì cha mẹ cũng cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho con thông qua việc đưa bé đi khám tổng quát định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe chính xác của bé.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm não Nhật Bản. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh nguy hiểm và chủ động phòng tránh, điều trị bệnh.

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875