Viêm tai giữa cấp là gì, dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị hiệu quả


Mặc dù là một loại bệnh nhiễm trùng, nhưng viêm tai giữa cấp cũng được các bác sĩ khuyến cáo điều trị sớm để tránh những biến chứng về sau này. Vậy cụ thể đây là loại bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua các thông tin dưới đây.

1. Viêm tai giữa cấp là gì?

Đây là một trong những bệnh tai mũi họng khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng. Cụ thể đây là một tình trạng viêm cấp tính ở vùng tai giữa, bùng phát theo đợt gây đau tai kèm theo hiện tượng có dịch trong tai. Bệnh thường tiến triển trong vòng 2 đến 3 tuần với các triệu chứng điển hình cho tình trạng viêm cấp. Bệnh cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị một cách  kịp thời. 

Viêm tai cấp vùng giữa là bệnh lý quen thuộc ở mọi đối tượng

Viêm tai cấp vùng giữa là bệnh lý quen thuộc ở mọi đối tượng (Nguồn: medscape.com)

2. Dấu hiệu của viêm tai giữa cấp 

2.1. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

Ở trẻ em viêm tai giữa cấp tính với sự xuất hiện của dịch trong tai sẽ gây đau tai vì vậy khiến trẻ thường có hành động kéo tai, thay đổi tư thế nằm, tư thế bú thường xuyên. Trẻ thường xuyên quấy khóc, bú ít, khó ngủ kèm theo đó là các triệu chứng sốt cao từ 39 độ C đến 40 độ C, nôn ói, người mệt mỏi. Đi kèm với đó có thể là tình trạng viêm họng hạt với các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.

2.2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn

Tương tự như các biểu hiện ở trẻ em, viêm tai giữa cấp ở người lớn cũng sẽ có những dấu hiệu trên. Đi kèm với đó là hiện tượng đau nhức tai, dịch mủ chảy nhiều và khả năng nghe bị thuyên giảm.

2.3. Biểu hiện khi xét nghiệm 

Ngoài các dấu hiệu trên, khi thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ có thể nhận thấy nhiều triệu chứng khác. Cụ thể toàn bộ màng nhĩ của người bệnh sẽ bị sưng nề và đỏ. Ở mức độ bệnh nặng, màng nhĩ sẽ phồng lên, vùng xương chũm có vẻ bình thường nhưng khi ấn vào sẽ khiến người bệnh bị đau. 

Khi khám mũi họng có thể thấy dấu hiệu của tình trạng viêm mũi, viêm amidan hoặc viêm xoang,… Khi đo nhĩ lượng có thể thấy được sự rối loạn chức năng của vòi nhĩ kèm theo hình ảnh cho thấy sự tích tụ dịch bên trong khoang tai giữa.

3. Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp

3.1. Do nhiễm khuẩn 

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm tai giữa cấp là do bị nhiễm khuẩn từ vùng vòm họng bị viêm, thông qua đường vòi Eustache. Một số viêm vòm họng có thể kể đến như viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,…. 

Bên cạnh đó, khi cơ thể bị cảm cúm, sởi và nhiều loại bệnh đường hô hấp khác cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên viêm tai cấp. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tai thông qua các dụng cụ vệ sinh tai, rửa tại, ngoáy tai,… Ngoài ra rách màng nhĩ hay một số tổn thương khác trong tai cũng là nguyên nhân gây bệnh.

3.2. Các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, viêm tai cấp còn có liên quan đến nhiều loại bệnh khác như các loại bệnh dị ứng, các bệnh cảm lạnh, do hút thuốc hay nhiều bệnh nhiễm trùng khác. 

3.3. Môi trường bên ngoài 

Những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn cũng là những tác nhân hình thành nên bệnh viêm tai cấp. Do đó, việc sử dụng các vật dụng bảo vệ tai trước những môi trường độc hại là hết sức cần thiết. 

3.4. Ai có nguy cơ viêm tai giữa cấp?

Viêm tai giữa cấp là bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, cả trẻ em và người lớn, ở mọi độ tuổi. Tuy vậy, bệnh gặp phổ biến ở trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi.  Đặc biệt ở những trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên sử dụng những vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. 

Những trẻ em tiếp xúc với không khí lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hay mắc các bệnh lý về hô hấp cũng là đối tượng dễ bị bệnh hơn. Đó là lý do viêm tai cấp trở thành một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp vào thời điểm giao mùa. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em mặc dù bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài và không điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất (Nguồn:media.ex-cdn.com)

4. Viêm tai giữa cấp có nguy hiểm không?   

Bệnh gây nguy hiểm với những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thứ nhất, bệnh gây suy giảm thính lực hoặc có thể làm mất hoàn toàn khả năng nghe. Chính sự tồn tại của dịch mủ trong tai không những gây nhiễm trùng mà còn tạo áp lực chèn ép gây thủng màng nhĩ. 

Thứ hai, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh còn gây nhiễm trùng tới cả các vùng xung quanh tai giữa, hình thành các u chứa mủ và gây tổn thương cho xương. Ở trẻ nhỏ, bệnh còn ảnh hưởng đến khả năng nói và phát triển trí não. Những tổn thương trong tai làm ảnh hưởng đến khả năng nghe trong thời gian dài, từ đó làm hạn chế sự phát triển ngôn ngữ cũng như nhiều kỹ năng khác. 

Vậy nên, ngay từ khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám, thực hiện các dịch vụ khám tai mũi họng chuyên sâu để có cách chữa trị sớm nhất. Có thể thấy viêm tai cấp với tiên lượng bệnh không quá nguy hiểm, nếu được điều trị đúng thì sẽ khỏi trong vòng 3 đến 7 ngày, bệnh sẽ không có gì đáng lo ngại, các chức năng nghe sẽ được hồi phục hoàn toàn. 

Tuy nhiên, ở trường hợp phát hiện muộn, bệnh kéo dài sẽ trở thành viêm tai giữa mạn tính, tái phát liên tục. Đặc biệt những biến chứng viêm tai giữa cấp còn khiến bạn bị mất thính lực hoàn toàn.

5. Chẩn đoán viêm tai giữa cấp

Để chẩn đoán bệnh, tại các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau đây:

5.1. Ống soi tai

Việc sử dụng ống soi tai là bước đầu tiên trong quy trình thăm khám các loại bệnh về tai. Thông qua ống soi tai bác sĩ sẽ phát hiện được những tổn thương như: độ sưng tấy đỏ của tai, tình trạng mưng mủ hay dịch trong tai, tai có bị chảy máu không hoặc có bị thủng màng nhĩ không. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự chẩn đoán bệnh một cách cụ thể và chính xác. Vậy nên, để đảm bảo các bác sĩ sẽ kết hợp với nhiều phương pháp khác.

5.2. Đo màng nhĩ

Mục đích của việc đo màng nhĩ là đo áp suất không khí trong tai cũng như xác định tình trạng của màng nhĩ có bị thủng hay chưa. Các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ chuyên dụng để thực hiện phương pháp này.

5.3. Phản xạ kế

Một bài tập phản xạ kế sẽ giúp xác định được trong tai có dịch nhầy hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ để tạo nguồn âm thanh gần tai và lắng nghe âm thanh phát ra.   

5.4. Kiểm tra thính giác

Kết hợp với các phương pháp trên là việc kiểm tra khả năng thính giác. Việc kiểm tra này để xác định bệnh nhân có bị suy giảm thính lực hay không để từ đó xác định mức độ của bệnh một cách chính xác hơn. 

Nhiều phương pháp được thực hiện giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Nhiều phương pháp được thực hiện giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn (Nguồn: phongkhamthanhchan.vn)

6. Điều trị viêm tai giữa cấp   

6.1. Nguyên tắc điều trị

Viêm tai giữa cấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống, hơn nữa còn nhanh chóng tiến triển thành mạn tính cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì vậy trong điều trị cần phải kết hợp sử dụng kháng sinh, kháng viêm cùng điều trị tại chỗ, chế độ chăm sóc vệ sinh tai. Đặc biệt phải thăm khám tổng quát định kỳ kèm khám tai mũi họng tại Vinmec và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

6.2. Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp     

Thuốc

Đối với điều trị bằng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng đối với bệnh này như: Amoxicillin, azithromycin,… 

Thời gian sử dụng là 7 ngày liên tục. Trong trường hợp người bệnh đặc biệt là trẻ em gặp cá tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc trên hoặc không có triệu chứng cải thiện bệnh thì nên thay đổi loại thuốc kháng sinh khác. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc giảm sốt và đau tai cho trẻ trong trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp viêm tai cấp gây nên tình trạng nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phương pháp phẫu thuật. Các loại phẫu thuật bao gồm cắt VA nếu VA bị nhiễm trùng hay phì đại. Thứ hai là phẫu thuật ống tai khi chúng chèn vào tai gây đến tình trạng dẫn dịch và không khí vào vùng tai giữa.

6.3. Chăm sóc tại nhà

Đối với bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc tai mũi họng tại nhà. Đối với vệ sinh tai cần thực hiện làm sạch nhẹ nhàng, không lau quá sâu để tránh gây tổn thương, xây xát, nếu có mủ phải để mủ thoát ra ngoài. Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn. 

Bên cạnh đó, tiến hành vệ sinh họng sạch sẽ, cho trẻ súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn. Đối với trẻ nhỏ nên rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày để làm sạch vi khuẩn hiệu quả hơn. Đặc biệt, nên phòng ngừa các loại bệnh hô hấp trẻ thường gặp bằng cách quàng khăn, bịt tai, miệng tránh để trẻ tiếp xúc quá nhiều với không khí lạnh. Ngoài ra, chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày bằng việc bổ sung thực phẩm tươi sạch, giàu dinh dưỡng và vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Vệ sinh tai đúng cách để bảo vệ sức khỏe đôi tai

Vệ sinh tai đúng cách để bảo vệ sức khỏe đôi tai (Nguồn: giaoduc.net.vn)

6.4. Phòng tránh bệnh viêm tai giữa cấp

Việc thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh hơn. Đối với trẻ em, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh bao gồm nơi có không khí hay nguồn nước bị ô nhiễm, những nơi công cộng đông người. 

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa trẻ khỏi nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm cũng như nhiễm trùng đường hô hấp như tiêm phòng cúm theo mùa cùng vacxin phế cầu khuẩn, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra bên ngoài, vệ sinh tay chân sạch sẽ với một số loại nước rửa tay diệt khuẩn dịu nhẹ. 

Nếu trẻ có dấu hiệu về các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng,… thì cần phải điều trị tích cực để chữa khỏi triệt để tác nhân gây bệnh. Đối với người lớn, thực hiện các biện pháp bảo vệ đường hô hấp như không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng nước hay đồ ăn quá lạnh hoặc quá cay nóng, sử dụng khẩu trang cũng như các dụng cụ bảo vệ tai khi làm việc trong môi trường độc hại, nhiều tiếng ồn,… 

Bên cạnh đó thực hiện vệ sinh tai, mũi họng thường xuyên đúng cách với các sản phẩm chăm sóc cơ thể lành tính, an toàn. Đồng thời, biện pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh viêm tai cấp đó là thực hiện dịch vụ khám tai mũi họng định kỳ tại các cơ sở y tế. Đây là giải pháp giúp phát hiện sớm những tổn thương vùng tai, mũi, họng cũng như nhận biết nguy cơ mắc bệnh. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và triệt để.

Nên thực hiện khám tai mũi họng định kỳ

Nên thực hiện khám tai mũi họng định kỳ (Nguồn: kxcdn.com)

Viêm tai giữa cấp là bệnh khá phổ biến và không quá khó trong điều trị. Tuy nhiên, bệnh lại gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên hãy điều trị bệnh sớm nhất khi có thể và phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt là việc thăm khám chuyên sâu toàn diện uy tín hoặc các gói khám sức khỏe tổng quát thường xuyên nhé. 

KinhNghiemAZ
KinhNghiemAZ
Bài viết: 6875